Trong thời gian gần đây ở Việt nam đã xuất hiện một loại hình kinh doanh dịch vụ sở hữu kỳ nghỉ mà người mua không tỉnh sẽ ôm cục tức vào người, vì vậy mà đã có rất nhiều câu hỏi được gửi đến với cùng nôi dung “ lỡ đặt cọc mua sở hữu kỳ nghỉ rồi giờ có lấy lại được không?”. Để giúp khách hàng có cách nhìn tổng quan hơn về loại hình dịch vụ này Quang Nguyễn sẽ có topic “ sự thật về loại hình sở hữu kỳ nghỉ mà người mua phải biết”.

loại hình sở hữu kỳ nghỉ

Sở hữu kỳ nghỉ là gì

Cách dễ hiểu nhất là  Sở hữu kỳ nghỉ là việc mua trước quyền nghỉ dưỡng tại một khu resort cao cấp trong vòng 1 tuần mỗi năm. Kỳ nghỉ này sẽ được thực hiện vào một mốc thời gian cụ thể trong năm tùy theo sự lựa chọn của người mua lúc đầu, và phải lên lịch đặt trước. Điều đặc biệt là quyền nghỉ dưỡng này có thời hạn rất dài, có thể lên tới hàng chục năm tùy theo tuổi đời của dự án.

 

dự án sở hữu kỳ nghỉ tại miền trung

 

Tất nhiên khi bất  kỳ một dự án nào xây dựng lên cũng đều có mặt tốt và mặt xấu, Quang Nguyễn xin chia sẻ dưới góc độ giúp người mua có cách nhìn rõ hơn về sản phẩm này để đưa ra quyết định phù hợp cho mình để tránh mất tiền oan uổng trên góc độ bảo vệ người mua nhưng cũng không vi phạm đến người bán.

Tư vấn sở hữu kỳ nghỉ

Buổi trưa tầm 12h và buổi chiều khoảng 18H. Sẽ được xem một đoạn phim giới thiệu về sản phẩm  và một bạn nhân viên ra trình bày thêm nhiều thông tin rất hoành tráng.Tầm khoảng 1 tiếng sẽ kết thúc phần này. Sau đó sẽ tách riêng từng cặp khách hàng  theo từng bàn để mỗi nhân viên tư vấn sẽ trình bày tiếp. thời gian lại kéo dài thêm 1 tiếng, tức 14h hoặc 20h tối.

Mê hồn trận

Lúc này ai cũng đói bụng nên mắt cũng hoa dần và lại được nhân viên tư vấn cho xem hợp đồng, thử hỏi ai có đủ nội lực ngồi xem hết mấy chục trang khi bụng đang kêu ộc ộc và hợp đồng thì không được  mang về nhà, nghe có  gì đó không ổn. Hợp đồng thì không có thời gian nghiên cứu mà nhân viên tư vấn lại đưa ra một ưu đại đặc biệt chỉ có trong ngày hôm nay nên nhiều khách hàng có tiền sẽ trong người hoặc trong thẻ rất dễ xuống tay.

 

chuyen-gia-bat-dong-san

Cách tư vấn

Nhân viên tư vấn luôn giới thiệu các điểm tốt mà không hề đề cập đến các hạn chế. Nào là lien kết với các resort nước ngoài, và visa đi nghỉ dưỡng thì côn ty lo luôn, công ,mạnh lắm có thư mời là được cấp visa… càng nghe lại càng nghe thấy cái gì đó nó ngộ ngộ vì cái thư mời nó không phải cơ sở quyết định để xét duyệt visa.

 

Nội dung hợp đồng

Cả mấy chục trang nên không dễ gì học kỹ hết. tuy nhiên một số nội dung cần lưu ý trước khi quyết định mua:

Đây là sở hữu kỳ nghỉ chứ không phải bất động sản nhé.

Phải lên lịch đặt trước tuần của gia đình đi du lịch, có thể đổi nhưng cũng phải báo trước khá sớm.

Giá cả của sở hữu kỳ nghỉ

Giá thì thoáng nghe có vẻ rẻ nhưng thực tế thì chưa chắc vì mỗi căn hộ khoảng 450 triệu đồng  sở hữu mấy chục năm nhưng hàng năm phải đóng phí quản lí ít nhất là 7,5 triệu cho một năm. Đây là thấp nhất nhé, còn chi tiết thì trong hợp đồng không ghi cụ thể.

chuyen-gia-bat-dong-san
hình từ google

Nhiều khách hàng sau khi ký hợp đồng rồi về nhà suy nghĩ lại thì thấy nếu gửi tiết kiệm 450trieu mỗi năm có tiền lãi suất ngân hàng tầm 30 triệu cộng với  7,5 triệu tiền phí quản lí thì có gần 40 triệu tha hồ cho cả nhà đi du lịch. Mà thích đi đâu thì đi, lúc nào đi cũng được, và đóng tiền là không có khái niệm trả lại nhé. Quý vị có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ thêm.

Về mặt tích cực

Ngược lại những gia đình thường xuyên đi du lịch dài ngày, có được thời cụ thể trong năm, có điều kiên kinh tế tốt thì những sản phẩm về sở hữu kỳ nghỉ cũng rất đáng để xem xét. Vì nếu gia đình không ở thì cũng có thể tặng hoặc mời bạn bè. Bên cạnh đó cũng có thể cho mướn lại (lợi nhuận thu về thì tùy theo tình hình kinh doanh của chủ đầu tư năm đó và phải mất phí cho bên cung cấp khách hàng)

Chính vì vậy với bài viết “ sự thật về loại hình sở hữu kỳ nghỉ mà người mua phải biết” Quang Nguyễn hy vọng sẽ giúp quý khách hàng có cách nhìn rõ hơn về sản phẩm này.

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.